Bạt phủ chống cỏ là gì?
-Bạt phủ chống cỏ hay còn gọi là bạt phủ diệt cỏ là loại bạt dùng để phủ nền đất để diệt cỏ và mầm cỏ dại nhưng không làm hại đến các loại sinh vật có lợi cho đất như giun.
-Bạt này được làm từ nhựa nguyên sinh HDPE, được kéo thành sợi dẹp rồi đan lồng vào nhau tạo thành kết cấu bề mặt phủ dầy và tạo thành các lỗ nhỏ li ti để thoát nước, đồng thời giúp đất thoáng khí.
Cấu tạo của bạt phủ cỏ
Tên sản phẩm | Bạt trải đất chống cỏ, bạt phủ gốc diệt cỏ, bạt ngăn cỏ dại, bạt trải chống cỏ mọc,… |
Chất liệu | Bạt được sản xuất từ PP nguyên sinh, đạt độ bền cao. |
Chiều rộng bạt | 1,2m; 1,5m; 2m; 3,2m; 4m |
Chiều dài bạt | 50m; 100m; 150m; 200m |
Màu sắc | Màu đen, màu trắng |
Độ bền | Bạt trải diệt cỏ đạt độ bền 5 năm. |
Sử dụng | Sử dụng để phủ gốc cây ăn quả hoặc phủ luống trồng. |
Xuất xứ | Sản xuất tại VIệt Nam |
Những lợi ích khi sử dụng bạt phủ luống
-Chống cỏ dại mọc: Đây là công dụng chủ yếu của bạt
-Giữ độ ẩm cho đất:
- Bạt phủ diệt cỏ được dệt từ nhiều sợi nhựa mỏng, giữa những sợi này có khoảng cách nhỏ li ti mang lại hiệu quả cao hơn khi sử dụng nilon đen để phủ luống do đó nên nước tưới tiêu hay hơi nước có thể thoát ra hay ngấm xuống được nên không có hiện tường ngập úng hay khô bề mặt của đất.
- Việc giữ ẩm cũng giúp cho các vi sinh vật có lợi cho đất hoạt động mạnh nên giúp đất nhiều dinh dưỡng hơn.
-Ngăn chặn côn trùng có hại:
- Các loại côn trùng như bướm thường đẻ trứng dưới đất nên bạt phủ này còn có tác dụng ngăn ngừa sâu phát triển làm hại cây trồng.
Cách sử dụng bạt trải đất diệt cỏ
Để sử dụng đúng cách và lâu dài bạt trải đất diệt cỏ An Phát Sài Gòn xin tư vấn cho khách hàng cách sử dụng như sau:
- Làm bằng phẳng, dọn hết các loại gốc, ngọn cây, …. cứng, nhọn và các loại đá dăm để lúc trải bạt lên tránh làm rách, thủng bạt.
- Lúc trải lên xong cố định bằng các đinh gim để căng bạt lên.
-Sử dụng bạt diệt cỏ cho gốc cây:
- Chọn loại khổ phù hợp, cây có tán lớn chọn khổ lớn từ 2m trở lên, cây có tán nhỏ chọn khổ nhỏ.
- Làm cỏ quanh gốc , tạo mặt bằng phẳng để giúp dễ trải bạt lên
- Khoét lổ ở gốc phải đủ lớn, tối thiểu từ 25cm trở lên, với gốc lớn có đường kính từ 10cm thì khoét lổ gốc từ 35cm, việc này giúp nước thấm nhanh chóng cũng như việc bón phân dễ dàng hơn.
- Dùng ghim cố định 4 gốc xung quanh và 1 góc ngay vị trí cắt, thông thường 1 gốc dùng 5-6 ghim => Dùng ghim sắt hoặc ghim nhựa đều được.
- Lưu ý: đối với việc phủ bạt theo gốc thì tưới nước hoàn toàn không ảnh hưởng, nước tưới sẽ chảy ra xung quanh và thấm, vì rễ cây lúc này đủ lớn có khả nắng hút nước rất tốt.
-Sử dụng bạt diệt cỏ để phủ luống cây, trải nền:
- Chọn loại bạt phủ có kích thước phù hợp, nên chọn khổ rộng nhất ( thường là khổ 4m) đối với việc phủ toàn bộ bề mặt
- Làm cỏ trước khi phủ nếu là các loại cỏ có thân nhọn và cứng.
- Loại bỏ các vật nhọn trên bề mặt tránh làm thủng bạt khi sử dụng.
- Phủ bạt lên bề mặt luống và dùng ghim ( ghim nhựa hoặc sắt ).
- Khoảng cách vị trí ghim từ 1,5m đến 2m là phù hợp, dùng ghim ở mép biên đối với phủ luống, trường hợp trải nền thì sau khi chồng mí với nhau có thể xài chung 1 ghim.
- Kiểm tra loại toàn bộ bề mặt đã ghim, tránh trường hợp ghim chưa kĩ, sau một thời gian gió làm tốc hoặc di chuyển bạt ra khỏi vị trí cần phủ.
- Sau 2-3 tuần kiểm tra lại và điểu chỉnh bạt cho phù hợp.
Ghim sử dụng cho bạt trải diệt cỏ
Sử dụng ghim để cố định bạt vào mặt đất, nhằm giữ bạt khỏi bung khỏi mặt đất khi có gió.
Ghim thì quý khách có thể sử dụng 2 loại sau
- Ghim sắt : 3,500đ/cái, loại ghim này ghim sâu và chắc hơn.
- Ghim nhựa: 700đ/cái, ghim ko chắc bằng sắt, nên có thể ghim nhiều vị trí hơn.
Chúng tôi khuyên khách hàng ở khu vực miền Nam nên sử dụng ghim nhựa để ghim vì khí hậu trong này khá ôn hòa không có gió lớn(và tiết kiệm thêm chi phí) nên không cần sử dụng ghim đinh sắt như ở miền Trung hay miền bắc
Reviews
There are no reviews yet.